Giảm cân Blog

Nhịp tim trong tập luyện thể thao

5/5 - (1 bình chọn)

Nhịp tim khi tập luyện thể thao, thể hình

Nhịp tim trong thể thao hay thể hình chiếm một phần khá quan trọng, nó ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả tập luyện của bạn. Nếu bạn chưa từng nghĩ tới chuyện đo nhịp tim khi tập luyện thì sau bài viết này bạn sẽ cần phải suy nghĩ lại đó.

Nhịp tim trong thể thao là gì ?

Nhịp tim trong thể thao chỉ số lần tim đập trong 1 phút. Số nhịp tim tùy thuộc vào từng người và độ tuổi, trọng lượng cơ thể cũng như trạng thái hoạt động của họ và cả bệnh lý họ mắc phải.

Một trong những thứ tác động đến nhịp tim của chúng ta thường xuyên nhất phải kể đến cảm xúc của từng người khi bạn vui, buồn, sợ hãi, hay đơn giản là gặp người mình thích cũng khiến cho “tim loạn nhịp” đúng không nào.

Nhịp tim người bình thường là bao nhiêu ?

Như đã nói ở trên, nhịp tim của chúng ta phụ thuộc nhiều vào yếu tố, nếu bỏ qua các yếu tố tác động vào nhịp tim của chúng ta thì các bạn sẽ thấy nhịp tim người bình thường rơi vào bảng sau:

Tuổi Nhịp tim bình thường của nam Nhịp tim bình thường của nữ
< 1 102-155 104-156
1 95-137 95-139
2-3 85-124 88-125
4-5 74-112 76-117
6-8 66-105 69-106
9-11 61-97 66-103
12-15 57-97 60-99
16-19 52-92 58-99
20-39 52-89 57-95
40-59 52-90 56-92
60-79 50-91 56-92
>80 51-94 56-93

 

Vậy còn còn nhịp tim trong thể thao thì nó nằm ở mức nào. Chúng ta sẽ biết ở phần dưới nha.

Có 2 loại nhịp tim là nhịp tim lúc nghỉ ngơi và nhịp tim tối đa bạn cần phải lưu ý.

Nhịp tim lúc nghỉ ngơi (Rest heart Rate)

Là nhịp tim bình thường của bạn khi ngủ dậy thường người trưởng thành sẽ như trên bảng ở trên, nhưng với các vận động viên chuyên nghiệp, con số này có thể xuống khá thấp đến 40 nhịp/phút.

Theo nghiên cứu, nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn càng cao thì đồng nghĩa với sức khỏe của bạn càng kém và tất nhiên tuổi thọ cũng giảm đi.

Tại sao với người tập luyện thì nhịp tim lại chậm hơn ?. Đơn giản là tim là một loại cơ bắp (cơ tim), khi co bóp nó sẽ đẩy máu đi khắp cơ thể, việc cơ bắp ít sẽ khiến tim có lực bóp yếu hơn và cần phải tốn nhiều lần bóp hơn để đẩy máu đi hết cơ thể.

Người tập luyện thường xuyên thì tim sẽ được tập luyện co bóp nhiều nên nó cũng “lên cơ” hơn và khi bình thường nó cũng chỉ cần bóp 1 phát là được.

Nhịp tim tối đa (Max Heart Rate)

Chắc bạn cũng từng thắc mắc là liệu nhịp tim tối đa là bao nhiêu là an toàn đúng không ?

Đây là phần nhịp tim trong thể thao mà bạn sẽ cần phải lưu ý.

Có 3 công thức tính nhịp tim tối đa là

Với người bình thường thì sử dụng công thức 1 là đủ. Vì thế cũng ta sẽ sử dụng công thức này để tính là được.

Nhịp tim tối đa được xác định dựa vào độ tuổi và được tính theo công thức là 220- số tuổi (với nam) và 226 – số tuổi (với nữ). Ví dụ bạn là nam và 20 tuổi thì nhịp tim tối đa của bạn là 220-20 =200 nhịp/phút.

Khi tập luyện nếu bạn sử dụng thiết bị đo nhịp tim nó sẽ cho bạn biết nhịp tim hiện tại đang là bao nhiêu, tránh trường hợp nhịp tim vượt quá cao khiến ép tim gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Cách đo nhịp tim đơn giản

Có 2 cách đo nhịp tim đó chính là đo thủ công và đo bằng thiết bị công nghệ, mình sẽ hướng dẫn bạn thực hiện cả 2 cách

Cách đo nhịp tim thủ công

Cách này khá đơn giản, không cần dụng cụ gì ngoài 1 chiếc đồng hồ có kim giây để bạn theo dõi.

Với việc đo nhịp tim trong thể thao thì cách này không đáp ứng được nên ta sẽ chuyển qua cách thứ 2

Đo nhịp tim bằng thiết bị công nghệ

Hạn chế của đo nhịp tim thủ công có thể không thật sự chính xác như bạn nghĩ và lúc này là lúc công nghệ phát huy sức mạnh của mình.

Có rất nhiều thiết bị giúp bạn thực hiện việc này như là Samsung Gear Fit 2, Miband 2,

Các vùng nhịp tim trong tập luyện

Ngoài 2 loại nhịp tim lúc nghỉ ngơi và nhịp tim tối đa được nói ở trên, bạn sẽ có các vùng nhịp tim tương ứng với các mô hình tập luyện. Dựa vào đó bạn sẽ biết được nhịp tim trong thể thao của mình có đúng cái mà mình cần hay không. Có tất cả 5 vùng nhịp tim bạn cần nhớ như sau:

Vùng nhịp tim khỏe mạnh

Vùng tập thể thao như thể hình, chạy bộ….

Vùng tập Aerobic

Vùng Anaerobic

Vùng vạch đỏ

Như vậy tùy vào mục tiêu của bạn mà bạn lựa chọn vùng mà mình tập luyện, thường thì nhịp tim trong thể thao sẽ nằm trong khoảng 60-90% mức tối đa của tim và tất nhiên nếu mà dùng cách đo thủ công trong trường hợp này để xác định xem mình có đang tập đúng hay không là rất khó khăn và chỉ có thể kiểm tra nhanh bằng các thiết bị đo nhịp tim đeo tay ví dụ như Forerunner 935 đã nói ở trên.

Nhịp tim và huyết áp có liên quan với nhau không ?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, khi nhịp tim tăng thì huyết áp cũng sẽ tăng, tuy nhiên nó chỉ đúng 1 phần nhỏ mà thôi. Thực tế thì, nhịp tim và huyết áp không liên quan đến nhau lắm.

Ví dụ, khi người khỏe mạnh tập thể dục, nhịp tim sẽ tăng nhanh hơn nhưng huyết áp không tăng bao nhiêu. Đó là vì mạch máu có thể giãn nở để điều chỉnh huyết áp cho phù hợp.

Huyết áp là động lực cần thiết để đẩy máu đi trong động mạch, trong khi nhịp tim là số lần điều này xảy ra mỗi phút. Mặc dù quá trình này đòi hỏi 1 áp lực nhất định, nhưng khi áp lực trở nên cao kéo dài sẽ khiến tim bị giãn to và có thể gây suy tim.

Khi thấy nhịp tim bất thường có cần lo lắng không ?

Đôi lúc bạn thấy nhịp tim của mình “loạn nhịp” bất thường, tuy nhiên đó có thể chỉ là lỗi xung điện làm các buồng tim co bóp để sẵn sàng bơm máu “lỗi nhịp” 1 chút. Bạn có thể cảm thấy điều qua cảm giác hồi hộp đánh trống ngực hay bị “hẫng” nhẹ ở ngực vì tim bị “rơi” mất 1 nhịp.

Thường thì cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi và bạn không cần phải lo lắng về nó. TRỪ KHI nó diễn ra kéo dài. Nếu gặp trường hợp này thì có thể bạn bị rung nhĩ, nguyên nhân phổ biến nhất khiến tim “loạn nhịp”. Đây là dấu hiệu của bệnh tim tìm ẩn, huyết áp cao…và bạn nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân chính xác.

Kết

Trên đây là tổng quan về nhịp tim trong thể thao mà các bạn cần biết, rõ ràng, đây là một vấn đề khá quan trọng đến thành tích tập luyện của bạn cũng như mục tiêu mà bạn đề ra nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Hi vọng nó sẽ giúp bạn quan tâm đến trái tim của mình nhiều hơn nha. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Thehinh.com

Exit mobile version