Làm thế nào để tránh chấn thương khi tập luyện

0
1579
Đề Xuất
Rate this post

Làm như thế nào để tránh chấn thương khi tập luyện là câu hỏi mà bất kỳ người tham gia tập thể dục nào cũng thường tự hỏi. Dù là vận động viên chuyên nghiệp hay người tập thể dục tại gia đình bằng máy chạy bộ hoặc tập luyện thể dục ngoài công viên đều có thể bị chấn thương. Điều cơ bản là chúng ta biết những chấn thương có thể xảy ra để phòng tránh một cách hiệu quả.

  1. Chấn thương mắt cá chân

Chấn thương ở mắt cá chân không chỉ xảy ra khi ta tập luyện ngoài trời ở địa hình không bằng phẳng mà còn có thể xảy ra ngay khi ta tập luyện với máy chạy bộ ở nhà. Khi ta tập luyện với máy chạy bộ trong nhà nếu như mất tập trung và vô tình bước lệch ra ngoài tấm chạy khi máy đang hoạt động rất dễ bị chấn thương mắt cá chân. Để tránh được điều này ta nên cài khóa an toàn ( có màu đỏ có dây gắn trên mặt màn hình điều khiển của máy, máy không thể hoạt động nếu thiếu), khi cài đầu dây khóa an toàn vào quần hoặc áo tập thì khi xảy ra sự cố thì khóa an toàn bị dứt ra và máy sẽ dừng ngay lập tức, tránh trường hợp chân của chúng ta bị máy cuốn theo dẫn đền chấn thương.

Ngoài ra ta cần hết sức lưu ý khi chạy ngoài công viên, nên chạy ở địa hình bằng phẳng, tránh chạy ở mặt giao nhau có kè lên của lề và mặt đường.

2. Căng dây chằng

Trường hợp này thường xảy ra khi bạn chạy bộ hoặc tập các động tác nhảy, tập luyện ở mặt đất không bẳng phẳng, chạy lên xuống dốc . Đây là tình trạng này có thể xảy ra khi bạn vừa làm vài động tác.

Cách phòng ngừa: Nên tập luyện cường độ tăng từ từ, không tăng đột xuất cường độ tập luyện cơ thể sẽ rất khó thích ứng được, khoảng 10% trên tuần là phù hợp. Nên khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập luyện.

3. Đau lưng dưới

Đây là triệu chứng rất thường phổ biến khi tập luyện, thường là do sự không linh hoạt của dây chằng và cơ bắp ở lưng, đây là bộ phân chống đỡ trọng lượng cơ thể do đó dễ dẫn đến các vấn đề khác như thoát vĩ đĩa đệm

Đau lưng dưới là rất phổ biến. May mắn thay, nó hiếm khi bị đe dọa đến tính mạng. Hầu hết đau lưng là do sự suy yếu và không linh hoạt của cơ bắp và dây chằng ở lưng, hông, đùi và bụng. Phần lưng dưới chống đỡ hầu như toàn bộ trọng lượng cơ thể của chúng ta, do đó nó dễ bị tổn thương và dẫn đến các vấn đề khác.